Kinh Nghiệm Ôn Thi Thâu Đêm Hiệu Quả Đảm Bảo Sự Tập Trung

Làm thế nào để tỉnh táo khi thức khuya là một vấn đề luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm. Học hành thi cử, hoàn thành deadline cho công việc, hội hè lễ Tết hoặc vài nhu cầu các nhân khác khiến bạn không thể ngủ sớm. Nếu bạn đang rơi vào trường hợp này và cần sự tỉnh táo tập trung thì hãy thử áp dụng một hoặc vài phương pháp hữu ích sau đây nhé.

1. Ngủ ngắn khoảng 20′

Buồn ngủ vào ban đêm là một cơ chế sinh lý bình thường của mỗi con người, nhưng vì một lý do nào đó buộc bạn phải thức đêm, vậy làm sao có thể chống lại cơn buồn ngủ và giữ được sự tỉnh táo? Các chuyên gia khuyên rằng, thay vì cố gắng chống chọi lại với cảm giác buồn ngủ thì bạn hãy khắc phục nó bằng một giấc ngủ ngắn khoảng 20 phút. Giấc ngủ ngắn dưới 30 phút giúp cơ thể bạn cắt đứt cơn buồn ngủ, khôi phục lại năng lượng, cải thiện trí não để bạn tập trung hơn sau khi tỉnh dậy. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ngủ khoảng 20 phút, vì nếu ngủ lâu hơn 30 phút cơ thể sẽ bắt đầu chuyển vào trạng thái ngủ sâu, khiến bạn khó thức dậy hoặc thức dậy với cảm giác mệt mỏi hơn.

Ngủ ngắn khoảng 20'

2. Ăn khuya nhẹ để bổ sung năng lượng

Thức khuya không chỉ buồn ngủ mà còn hay bị đói bụng vì bạn phải làm việc liên tục khiến cơ thể tiêu hao năng lượng. Do đó, bạn sẽ cần một bữa ăn nhẹ lành mạnh để bổ sung lại, đồng thời ăn cũng là cách để tỉnh táo khi thức đêm. Nhiều người lo sợ việc ăn khuya có thể khiến cân nặng tăng nhanh, tuy nhiên vấn đề này chỉ xảy ra khi bạn ăn đồ ngọt, đồ chiên nướng hoặc uống thức uống có gas. Một bữa ăn nhẹ thích hợp cho bạn bổ sung dưỡng chất lành mạnh để làm việc khuya nên là các loại trái cây, các loại hạt, bánh quy hoặc một ly ngũ cốc nóng.

Ăn khuya nhẹ để bổ sung năng lượng

3. Bật đèn sáng

Một trong những cách để tỉnh táo vào ban đêm khá đơn giản là bạn hãy bật đèn sáng và ưu tiên đèn có ánh sáng trắng. Ban đêm, chúng ta thường thấy buồn ngủ là do nguồn sáng ít, khiến cho nhân tế bào thần kinh phát tính hiệu đến não bộ, tạo cảm giác buồn ngủ cho cơ thể. Vậy nên, nếu bạn muốn tỉnh táo khi thức đêm thì hãy tăng cường ánh sáng, “đánh lừa” não bộ để giảm thiểu cơn buồn ngủ. Ngoài ra, ánh sáng trắng còn được chứng minh là có khả năng giúp bạn tỉnh táo hơn, đem lại sự tập trung và bảo vệ mắt không bị đau mỏi.

4. Thường xuyên đứng dậy đi qua đi lại

Khi làm việc hay học tập vào ban đêm phải ngồi lâu một chỗ sẽ khiến bạn dễ bị buồn ngủ. Bí quyết là bạn hãy thường xuyên vận động nhẹ, giải lao sau 30-45 phút làm việc liên tục. Bạn có thể đi qua đi lại trong phòng, tập các động tác giãn cơ vừa giúp cơ thể tỉnh hơn vừa ngăn ngừa được chứng đau vai gáy. Nếu bạn làm việc trong phòng riêng và không thể tỉnh táo nổi thì hãy thử đổi chỗ làm việc ra phòng khách, hoặc những không gian khác để đem lại cảm giác mới mẻ, xua đi cơn buồn ngủ bủa vây.

Cần biết:  Kinh Nghiệm Kiếm Tài Liệu Tham Khảo Chất Lượng và Đáng Tin Cậy

5. Giữ bản thân bận rộn

Nếu bạn không làm việc, nhưng vẫn phải thức đêm để chờ đợi một điều gì đó thì hãy cố gắng giữ cho bản thân bận rộn để ngăn cơn buồn ngủ kéo đến. Vì nếu bạn không vận động, chỉ ngồi và chờ đợi, cơ chế sinh học tự nhiên sẽ khiến não bộ của bạn sinh ra cảm giác buồn ngủ. Thay vì ngồi im, bạn có thể làm những việc mình yêu thích như: tập yoga, đọc truyện, xem phim, hoặc có thể là dọn dẹp nhà cửa nếu không gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác.

Giữ bản thân bận rộn

6. Nghe nhạc sôi động

Nghe nhạc sôi động cũng là một cách để tỉnh táo vào ban đêm đem lại hiệu quả bất ngờ. Âm nhạc không chỉ có thể giúp chúng ta thư giãn, mà còn có những tác dụng tuyệt vời đối với trí não và tâm trạng. Những bản nhạc sôi động phù hợp sở thích có thể khiến tim bạn đập nhanh hơn, tăng tuần hoàn máu đến các cơ quan và não bộ, nhờ đó bạn sẽ giữ được sự tỉnh táo, đồng thời còn tập trung hơn. Do đó, bạn hãy lên sẵn những list nhạc sôi động mà mình yêu thích ngay khi có kế hoạch thức đêm làm việc dài kỳ nhé.

7. Tương tác cùng bạn học hoặc đồng nghiệp

Đặc biệt khi bạn đã có thói quen thức đêm thì cũng nên thiết lập sự liên kết với bạn bè, đồng nghiệp trong hội “cú đêm” để có thể tương tác cùng nhau, đẩy lùi sự buồn ngủ. Bạn có thể vừa làm việc vừa “video call” với cô bạn thân, hoặc giữ cho trạng thái online luôn sáng đèn và sẵn sàng inbox cho bạn bè khi cảm giác mệt mỏi xuất hiện. Cùng nhau tương tác trong khi thức đêm không chỉ giúp bạn tỉnh táo hơn, mà còn có thể chia sẻ cho nhau về vấn đề đang học hoặc đang giải quyết, đem lại hiệu quả cao cho đôi bên.

Tương tác cùng bạn học hoặc đồng nghiệp

8. Uống đủ nước

Bên cạnh việc quan tâm làm thế nào để tỉnh táo khi thức khuya thì bạn cũng nên chú ý đến sức khỏe, vì dù cho là lý do gì thức khuya cũng là một thói quen đem đến nhiều tác hại. Uống đủ nước khi thức đêm làm việc chính là bí quyết giúp bạn có được cả hai lợi ích: sự tỉnh táo và bảo vệ sức khỏe. Khi bạn làm việc muộn, đặc biệt là phải làm với máy tính, cơ thể rất dễ bị mất nước gây mệt mỏi, khó chịu, nóng trong và dễ bị mụn nhọt. Do đó, để giữ sự tỉnh táo và khỏe khoắn bạn nên uống nước đủ và thường xuyên. Nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ thận đào thải những độc tố tích tụ khi bạn thức đêm làm việc. Nếu sợ quên, bạn hãy luôn chuẩn bị bình nước lọc ngay bàn làm việc. Ngoài nước lọc, bạn cũng có thể bổ sung thêm một số loại nước ép bổ dưỡng như: nước cam giúp tăng khả năng tập trung, nước ép cà rốt giúp sáng mắt ngăn ngừa bệnh về mắt hoặc sữa ngũ cốc nguyên hạt giúp bạn khôi phục năng lượng và xua tan cơn buồn ngủ hiệu quả.

Cần biết:  Học Cách Xử Lý Tình Huống Quên Kiến Thức Trong Phòng Thi

9. Cho mắt nghỉ ngơi khỏi màn hình

Hiện nay, học hành hay công việc chúng ta đều cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử như máy tính, laptop, điện thoại thông minh,… Mặc dù những thiết bị này đều là công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn xử lý công việc, nhưng chúng cũng đem lại nhiều ảnh hưởng không tốt, đặc biệt là đối với đôi mắt chúng ta. Khi bạn làm việc quá lâu trước màn hình máy tính, lượng bức xạ ánh sáng từ màn hình sẽ khiến cho mắt bị mỏi, dễ gây buồn ngủ và lâu dài sẽ gây các tật về mắt như cận thị hoặc nhiều vấn đề khác. Bạn có thể vận dụng quy tắc 20-20-20 của bác sĩ nhãn khoa Jeffrey Anshel để giúp tỉnh táo và bảo vệ mắt khi làm việc đêm với máy tính hay điện thoại. Với nguyên tắc này, bạn hãy cho mắt nghỉ ngơi khỏi màn hình sau 20 phút làm việc, hướng mắt nhìn đến nơi khác cách xa khoảng 20 feet (6 mét) trong khoảng thời gian là 20 giây. Đây là cách tỉnh táo khi thức đêm hiệu quả và cũng là bí quyết để bảo vệ cửa sổ tâm hồn của chúng ta.

Cho mắt nghỉ ngơi khỏi màn hình

Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Chúc các bạn có kỳ thi thật tốt nhé!

Bài viết liên quan