VÌ SAO SINH VIÊN NGÀNH LUẬT "ĐẮT XÔ"?

VÌ SAO SINH VIÊN LUẬT “ĐẮT XÔ”

Bất ngờ trở thành bị đơn trong vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa. “Hân hạnh” được Liên minh tôm miền nam nước Mỹ đưa vào danh sách 5 quốc gia “đã làm thiệt hại tới nền kinh tế” của nước này. Tai bay vạ gió đến với Việt Nam Airlines khi bị dính vào vụ kiện tụng bất lợi tại ý... Liên tiếp những cú “tá hỏa tam tinh” trong một vài năm gần đây khiến người ta ngày càng ý thức sự cần thiết vá lỗ hổng trình độ luật pháp, đặc biệt là luật quốc tế. Ở buổi chập chững hội nhập, sinh viên Luật ngày càng “CÓ GIÁ”

Luật = thất nghiệp là KHÁI NIỆM DĨ VÃNG RỒI!!!
Tốt nghiệp Tư pháp K22, cô sinh viên Nguyễn Thu Hồng có trong tay một lúc hai bằng đại học, cử nhân Luật và Ngoại ngữ. Đệ đơn vào hàng chục cơ quan tòa án nhưng chỉ có 2 nơi gọi phỏng vấn với lời hò hẹn “cứ về chờ”. Trở về miền quê nghèo của Nghệ An làm việc? Ngoài cái chân Tư pháp xã đã có người cắm rễ chứ nào mơ đến việc có tên trong danh sách Tòa án hay Viện kiểm sát nhân dân tỉnh. Để tăng cơ hội bám trụ đất Hà thành sống chết với nghề, Hồng tiếp tục theo học văn bằng hai Kinh tế. Hai năm đạp con ngựa sắt, vừa làm gia sư vừa dành tiền mua hồ sơ đi tung, cộng thêm tấm bằng cử nhân kinh tế nhưng cuối cùng cô vẫn phải chấp nhận làm chân bán sách tại Tiền phong VCD. Thế vẫn được coi là may so các bạn cùng trang lứa.

Trịnh Hương Lan, cựu thần dân của 26 Dân sự, với tấm bằng ưu và khả năng nói tiếng Anh tốt, đã có tên trong danh sách nhân sự của Vision. Cô nàng tự tin bật mí “ Lương cứng của mình hiện tại khoảng trên 3.000.000đ/tháng và tăng liên tục”.

Được làm đúng nghề và có một công việc ổn định là tâm nguyện của Thu Hà (25 Tư pháp), nên tốt nghiệp với bằng khá nhưng cô vẫn quyết định về thị xã Bắc Giang làm nhân viên Tư pháp phường. Theo Hà “Nhu cầu làm mới, nâng cao chất lượng đội ngũ tư pháp tại các cơ sở càng lớn. Đây là một mảnh đất hành nghề rất rộng và luôn chào đón tất cả những cử nhân luật. Bạn sẽ được ăn lương theo bậc và khối lượng công việc khá nhiều”.

Trao đổi với chúng tôi, cô Hà Thị Ngọc Lan, Phó trưởng phòng Công tác sinh viên ĐH Luật tâm sự: “ Một vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển giao lưu kinh tế đặc biệt sự xuất hiện của các công ty nước ngoài ở Việt Nam, cơ hội việc làm của cử nhân Luật rất lớn. Bất kì một công ty, doanh nghiệp nào cũng cần có một nhân viên hay một phòng ban làm chức năng tư vấn về pháp luật cho lãnh đạo, giúp lãnh đạo đưa ra những quyết sách đúng đắn, tuân thủ các quy định nhiều khi có phần phức tạp của pháp luật Việt Nam”.

Nắm lấy CƠ HỘI từ khi ở GIẢNG ĐƯỜNG

Vứt vèo khái niệm “kỳ nghỉ hè vui vẻ”, mới năm 1 nhưng Nguyễn Văn Hùng đã sớm lĩnh hội được kinh nghiệm xương máu từ các bậc tiền bối trong phòng: kiếm một chân điếu đóm trong một văn phòng tư vấn Luật. Kết thúc hai tháng hè, cái mà hắn học được không phải là pha một tách nước cho bao nhiêu chè mà là kiến thức và kinh nghiệm sau những lần tiếp dân, tìm kiếm văn bản.

“Do điều kiện khuôn viên trường quá hẹp và một số lý do khác nên sinh viên Luật không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với các nhà tuyển dụng hàng năm qua các hội chợ việc làm như sinh viên các trường khác” - cô Ngọc Lan tâm sự - “song các em rất năng động trong việc kết hợp các hoạt động Đoàn, Hội mở rộng cơ hội của mình, mà điển hình là hoạt động của CLB Ngoại ngữ và CLB Luật gia trẻ”. 
“Khi mình đi tìm việc, cái bằng hữu dụng nhất của mình nhiều khi lại là chứng chỉ ngoại ngữ chuyên ngành và năng lực làm việc với một ngoại ngữ ruột” – Nguyễn Hồng Hạnh, Hội phó của CLB cho biết. Bất kì sinh viên Luật nào cũng ý thức được điều này, đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện nay. Điểm mạnh của Luật gia trẻ là hoạt động nghiên cứu khoa học, thu hút sự tham gia nhiệt tình của các sinh viên có học lực thuộc hàng khá khẩm và sự trợ giúp của các thầy.

KHÔNG BAO GIỜ HẾT THỜI, NẾU BẠN THỰC SỰ BIẾT NỖ LỰC TÌM KIẾM CƠ HỘI CHO MÌNH !!!
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, kính mắt. 


Liên hệ: Cô Huyền - QLTS. ĐT: 0963.133.363.


http://tuyensinh1.edu.vn/tuyen-sinh-van-bang-2-dai-hoc-luat.html

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang cười, mũ